Rất nhiều bạn đã nghe tới cụm từ” schema”, rồi “dữ liệu có cấu trúc”, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nó là gì và gồm bao nhiêu loại. Thì ngày hôm nay, Kinh Nghiệm Cho Bạn (KNCB) sẽ giải thích cho các bạn về Schema và tất cả dạng Schema hiện nay.
Mục lục nội dung
Schema là gì?
Schema hay structured data có nghĩa là ngôn ngữ đánh dấu dữ liệu trên website của bạn cho các công cụ tìm kiếm hiểu được đây là gì! Việc chỉ rõ cho các Search Engine hiểu được dữ liệu của bạn là điều cực kỳ quan trọng trong việc đưa website lên top. Và đối với người làm SEO, Schema là một phần không thể thiếu để đánh dấu cấu trúc cho dữ liệu.

Hầu hết dữ liệu có cấu trúc trên Tìm kiếm đều dùng mã có trên schema.org, nhưng bạn nên coi tài liệu tại Trung tâm Google Tìm kiếm về cách thức hoạt động của dữ liệu có cấu trúc là nguồn tham khảo chính thức về hành vi của Google Tìm kiếm thay vì dựa vào tài liệu của schema.org.
Schema.org có thể được sử dụng với nhiều bảng mã khác nhau, bao gồm RDFa, Microdata và JSON-LD. Những từ vựng này bao gồm các thực thể, mối quan hệ giữa các thực thể và hành động, và có thể dễ dàng được mở rộng thông qua một mô hình mở rộng được tài liệu hóa đầy đủ.
Ví dụ về một đoạn mã Schema:
<html>
<head>
<title>Party Coffee Cake</title>
<script type=“application/ld+json”>
{
“@context”: “https://schema.org/”,
“@type”: “Recipe”,
“name”: “Party Coffee Cake”,
“author”: {
“@type”: “Person”,
“name”: “Mary Stone”
},
“datePublished”: “2018-03-10”,
“description”: “This coffee cake is awesome and perfect for parties.”,
“prepTime”: “PT20M”
}
</script>
</head>
<body>
<h2>Party coffee cake recipe</h2>
<p>
<em>by Mary Stone, 2018-03-10</em>
</p>
<p>
This coffee cake is awesome and perfect for parties.
</p>
<p>
Preparation time: 20 minutes
</p>
</body>
</html>
Nguồn gốc của Schema?
Schema có nguồn gốc từ đâu? Ai đã quy định schema? Nếu Google quy định Schema thì website trong mắt những công cụ khác sẽ như thế nào?
Bạn đang đọc bài viết của Blog Kinh Nghiệm Cho Bạn và chúc mừng bạn khi được phân tích rõ những nội dung cực kỳ chính thống và yên tâm.
Và đây là câu trả lời cho bạn về nguồn gốc của schema: Được thành lập bởi Google, Microsoft, Yahoo và Yandex, các từ vựng của Schema.org được phát triển bởi một quy trình cộng đồng mở, sử dụng danh sách gửi thư public-schemaorg@w3.org và thông qua GitHub.
Cách hoạt động của Schema
Google sử dụng dữ liệu có cấu trúc để hiểu nội dung trên trang web của bạn. Bạn có thể giúp Google bằng cách cung cấp thông tin cụ thể về trang web.
Dữ liệu có cấu trúc là một định dạng chuẩn để cung cấp thông tin về một trang và phân loại nội dung trang. Ví dụ: trên một trang về công thức nấu ăn sẽ có các loại dữ liệu về nguyên liệu, thời gian nấu và nhiệt độ, lượng calo, v.v.
Bạn hiểu đơn giản rằng, khi bạn đăng nội dung lên trên website của bạn, có rất nhiều định dang đúng không nào. Ví dụ bài viết của bạn là dậng Blog hay tin tức (news). Tác giả bài viết là ai? Sản phẩm gồm những gì? Vị trí doanh nghiệp của bạn trên bản đồ ở đâu?,… Thì tất cả những tứ đó bạn phải khai báo với Google để khi Google vào đọc dữ liệu của bạn sẽ đọc nhanh hơn, hiểu rõ hơn về nội dung bạn tạo ra, từ đó lập chỉ mục (index dữ liệu) nhanh chóng hơn.
Các dạng Schema Google
Dưới đây là các Schema phổ biến, khi bạn bắt đầu với một website mới thì có thể bạn sẽ thấy Schema Hentry. Bạn có thể để nguyên đó hoặc chỉnh sửa thêm các trường cũng được. Cùng xem các schema khác bên dưới nhé:
1. Article (Bài viết)
Article là 1 trong những dạng schema không thể thiếu trong một website blog, hoặc 1 chuyên mục blog trong những website bán hàng.
Tin tức, tin thể thao hoặc bài đăng trên blog xuất hiện trong băng chuyền Tin bài hàng đầu và có các tính năng dành cho kết quả nhiều định dạng, chẳng hạn như văn bản tiêu đề và hình ảnh lớn hơn hình thu nhỏ.


2. Book
Các hành động với sách giúp người dùng mua được trực tiếp cuốn sách mà họ tìm thấy ngay trong kết quả tìm kiếm.

3. Beadcrumb (Thanh điều hướng)
Thành phần điều hướng cho biết vị trí của trang, danh mục, chuyên mục, thẻ tag, bài viết trong hệ thống phân cấp trang web.

4. Băng chuyền
Kết quả nhiều định dạng xuất hiện dưới dạng một bộ sưu tập hoặc danh sách tuần tự từ một trang web. Tính năng này phải được kết hợp với một trong những tính năng sau: Công thức nấu ăn, Khóa học, Nhà hàng, Phim.

5. Course
Các khóa học giáo dục xuất hiện trong một danh sách theo từng nhà cung cấp. Dữ liệu về khóa học có thể bao gồm những thông tin như tên khóa học, nhà cung cấp và đoạn mô tả ngắn.

6. Video
Thông tin về video trong kết quả tìm kiếm, kèm theo tùy chọn phát video, xác định các đoạn trong video và nội dung phát trực tiếp.

7. Gói thuê bao và nội dung có tường phí
Chỉ ra nội dung có tường phí trên trang web của bạn để giúp Google phân biệt nội dung có tường phí với kỹ thuật che giấu, một hành vi vi phạm các nguyên tắc của Google.

8. Product
Thông tin về một sản phẩm, bao gồm mức giá, tình trạng còn hàng và đánh giá xếp hạng.

9. Doanh nghiệp địa phương
Thông tin chi tiết về doanh nghiệp xuất hiện trong bảng tri thức của Google, bao gồm giờ mở cửa, điểm xếp hạng, chỉ dẫn đường đi và các thao tác như đặt lịch hẹn hay đặt hàng.

10. Dataset
Các tập dữ liệu lớn xuất hiện trong Google Tìm kiếm Tập dữ liệu.

11. EmployerAggregateRating
Thông tin đánh giá về một tổ chức tuyển dụng (tổng hợp từ nhiều người dùng) xuất hiện trong giao diện tìm kiếm việc làm trên Google.

12. Event
Kết quả nhiều định dạng giàu tính tương tác, liệt kê các sự kiện có tổ chức như buổi biểu diễn ca nhạc hay lễ hội nghệ thuật mà mọi người có thể tham dự vào thời gian và địa điểm cụ thể.

13. Xác minh tính xác thực
Phiên bản tóm tắt bài đánh giá của một trang web đáng tin cậy về một tuyên bố nào đó do bên khác đưa ra.

14. Hoạt động tại nhà
Kết quả nhiều định dạng giàu tính tương tác cho phép mọi người khám phá những hoạt động trực tuyến họ có thể thực hiện tại nhà.

15. Câu hỏi thường gặp (FAQ)
Trang Câu hỏi thường gặp chứa danh sách các câu hỏi và câu trả lời liên quan đến một chủ đề cụ thể.

16. Hướng dẫn (How to)
Hướng dẫn là loại kết quả nhiều định dạng giúp người dùng nắm được các bước để hoàn thành một việc, thông qua video, hình ảnh và văn bản.

17. Giấy phép hình ảnh
Trong Google Hình ảnh, huy hiệu Có thể cấp phép cho mọi người biết rằng hình ảnh đó có thông tin giấy phép, đồng thời cung cấp đường liên kết đến giấy phép trong Trình xem hình ảnh để người dùng xem thêm chi tiết về cách thức sử dụng hình ảnh đó.

18. JobPosting
Kết quả nhiều định dạng giàu tính tương tác cho phép người dùng tìm kiếm việc làm. Trải nghiệm tìm kiếm việc làm trên Google có thể cho thấy biểu tượng công ty bạn, các bài đánh giá, điểm xếp hạng và thông tin chi tiết về việc làm.

19. Đào tạo nghề (đang thử nghiệm)
Kết quả nhiều định dạng giàu tính tương tác giúp những người tìm việc và sinh viên tương lai tìm một chương trình đào tạo nghề.

20. Logo
Biểu tượng (biểu trưng) tổ chức của bạn trong kết quả tìm kiếm và bảng tri thức của Google.

21. Trình giải toán
Giúp học sinh, giáo viên và những người khác giải toán bằng cách thêm dữ liệu có cấu trúc để cho biết loại bài toán cũng như hướng dẫn từng bước cho các bài toán cụ thể.

22. Movie
Băng chuyền phim giúp người dùng khám phá các danh sách phim trên Google Tìm kiếm (ví dụ: “phim hay nhất năm 2019”). Bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết về các phim này, chẳng hạn như tên phim, thông tin về đạo diễn và hình ảnh của từng phim.

23. Podcast
Cho phép podcast của bạn xuất hiện trong Google Tìm kiếm kèm theo một đường liên kết có thể phát, hoặc trong các nền tảng khác của Google Podcasts như ứng dụng Google Podcasts, Trợ lý Google, v.v.

24. Mức lượng ước tính
Thông tin ước tính về mức lương, chẳng hạn như khoảng lương và mức lương trung bình theo vùng cho các loại công việc, xuất hiện trên giao diện tìm kiếm việc làm trên Google.

25. Bài tập thực hành
Giúp học sinh, giáo viên và phụ huynh trong quá trình giáo dục bằng cách thêm dữ liệu có cấu trúc cho bài tập thực hành về các môn toán và khoa học.

26. Hỏi đáp
Trang Hỏi đáp là các trang web chứa dữ liệu ở dạng câu hỏi và câu trả lời, cụ thể là một câu hỏi sau đó đến các câu trả lời.

27. Recipe
Công thức nấu ăn xuất hiện dưới dạng từng kết quả nhiều định dạng hoặc một phần trong băng chuyền chứa cùng loại kết quả.

28. Đoạn trích thông tinh đánh giá
Đoạn trích ngắn từ một bài đánh giá hoặc điểm xếp hạng trên một trang web đánh giá, thường là trung bình cộng các điểm xếp hạng do nhiều người đánh giá đưa ra. Đoạn trích thông tin đánh giá có thể là về Sách, Công thức nấu ăn, Phim, Sản phẩm, Ứng dụng phần mềm, và Doanh nghiệp địa phương.

29. Hộp tìm kiếm cho đường liên kết trang web
Hộp tìm kiếm trong phạm vi trang web của bạn khi trang đó xuất hiện dưới dạng một kết quả tìm kiếm.

30. Ứng dụng phần mềm (đang thử nghiệm)
Thông tin về một ứng dụng phần mềm, bao gồm thông tin đánh giá, thông tin mô tả ứng dụng và đường liên kết đến ứng dụng.

31. Speakable
Cho phép các công cụ tìm kiếm và các ứng dụng khác xác định nội dung tin tức để đọc to trên các thiết bị có Trợ lý Google nhờ tính năng chuyển văn bản sang lời nói (TTS).

Plugin Schema cho website WordPress
Ok, Đây là phần KNCB bonus cho các bạn. Bạn nào đang sử dụng website WordPress, có thể là một website tin tức, một trang blog, hay một website bán hàng thương mại điện tử đang sử dụng plugin WooCommerce để tạo những tính năng bán hàng thì đều cần Schema để khai báo dữ liệu cho Google hiểu rõ hơn về website của bạn. Và dưới đây 3 plugin bạn có thể cài đặt vào website để cấu hình Schema.
Schema Pro

Đây là một plugin phổ biến nhất trong việc tạo schema cho website của bạn. Nó có cả bản miễn phí và trả phí. Plugin này linh hoạt trong việc tạo các plugin cho website của bạn.
Schema Markup

Đây cũng là một trong những plugin cực kỳ mạnh mẽ, so với Schema Pro là không thua kém gì thậm chí là vượt trội.
Schema & Structured Data for WP & AMP

Đây là một Plugin Schema có giao diện rất dễ quản lý. Và hiện tại Kinh Nghiệm Cho Bạn đã từng sử dụng qua plugin này. Rất đáng để mọi người sử dụng.
Tổng kết về Schema
Trên đây Kinh Nghiệm Cho Bạn đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Schema là gì, tất cả các dạng Schema Google hiện nay. Hi vọng bạn sẽ thành công trong việc xây dựng website của mình.