Kinh nghiệm là gì? Cách xin việc thành công dù không có kinh nghiệm

kinh nghiệm là gì

Cùng Kinh Nghiệm Cho Bạn tìm hiểu khái niệm kinh nghiệm là gì nhé. Đặc biệt là cách xin việc thành công dù không có kinh nghiệm. Tất cả đều có trong bài viết này.

Kinh nghiệm là gì?

Kinh nghiệm chính là tri thức, sự am hiểu của mỗi con người về một vấn đề mà chính họ đã trải qua, đã đối mặt nghiệm trực tiếp với nó. Nói một cách đầy đủ hơn, kinh nghiệm là tập hợp các tri thức cảm tính, chúng được con người thu thập thông qua những hoạt động thực tiễn. (Bạn có thể tham khảo thêm định nghĩa “kinh nghiệm là gì” trên Wikipedia).

Nhiều người nhầm lẫn hiểu sai về Kinh nghiệm làm việc có nghĩa là đã từng làm qua việc đó. Thức tế được nhà tuyển dụng ghi nhận là kinh nghiệm cần:

»Để được gọi là kinh nghiệm tri thức đó phải có được kết quả khi tương tác với công việc thực tế. Tri thức có thêm trải nghiệm thực tiễn công việc nhưng không rút ra được bài học gì cũng gọi là kinh nghiệm. Có rút ra được các bài học thất bại, các bài học thành công để lần sau lặp lại bạn đi nhanh hơn mà không phạm vào sai lầm cũ. Một công việc có nhiều quá trình, nhiều bước và nhiều tương tác, cho nên để có kinh nghiệm bạn cần trải qua hết các khâu, các góc độ của công việc. Nói đơn giản là bạn phải hiểu từ tổng quan đến chi tiết công việc đó. Sống trong đó trăn trở suy nghĩ trong đó có học hỏi từ sếp, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác… hay tự rút ra các bài học cho riêng mình. Nhiều người lầm tưởng khi chỉ là khán giả xem hai đấu sỹ đánh nhau nhưng bạn nghĩ bạn có kinh nghiệm chiến đấu, thậm chí đọc một quyển sách một bài viết mô tả qua mà nghĩ mình có kinh nghiệm!

»Kinh nghiệm cần thời gian để hoàn thiện và chính thức được gọi là kinh nghiệm. Theo quan điểm của các nhà tuyển dụng ít nhất thời gian làm việc từ 1 năm mới được gọi là kinh nghiệm. Dù bạn giỏi tới đâu nhưng thời gian đó là thời gian tối thiểu để được ghi nhận kinh nghiệm. Trong thời gian ngắn hơn bạn có thể hoàn thiện về kinh nghiệm tri thức nhưng bạn chưa hoàn thiện kinh nghiệm về cảm xúc. Chính vì vậy mà có khái niệm kinh nghiệm 1 năm 2 năm …..

Bí quyết xin việc thành công dù không có kinh nghiệm

kinh nghiệm là gì
Kinh nghiệm xin việc

Sau khi đã nắm được khái niệm kinh nghiệm là gì thì bạn chắc hẳn cũng đã hiểu tầm quan trọng của kinh nghiệm đối với người đi xin việc. Có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là kinh nghiệm liên quan đến công việc bạn muốn ứng tuyển thì cũng đồng nghĩa bạn đã nắm được một tấm vé đi vào vòng trong rồi.

Thế nhưng, nói như vậy chẳng lẽ những người không có kinh nghiệm, lần đầu đi phỏng vấn xin việc hoặc chưa có kinh nghiệm đủ nhiều như nhà tuyển dụng yêu cầu đều không tìm được việc và rơi vào tình trạng thất nghiệp ư?

Đừng quá lo lắng, chuyện gì cũng có cách giải quyết của nó nhé! Dưới đây là một vài “bí kíp” giúp người thiếu kinh nghiệm xin việc thành công

Tận dụng tốt các mối quan hệ

Bạn chắc hẳn đã nghe đến câu “Nhất tiền tệ, nhì quan hệ” rồi phải không? Và câu nói đó quả thực không hề sai. Đừng hiểu nó theo nghĩa tiêu cực bạn nhé! Hãy nghĩ một cách tích cực và nhìn thẳng vào thực tiễn thì bạn sẽ nhận ra việc tận dụng các mối quan hệ đem lại lợi ích to lớn thế nào cho những người muốn tìm việc.

Thực tế cho thấy các công ty, doanh nghiệp vẫn thường xuyên đăng tin tuyển dụng vô số vị trí trống nhưng những vị trí thực sự “ngon lành” thì lại thường được trao cho những “người quen”, cho những ứng viên được nhân viên/lãnh đạo trong công ty ứng cử.
Lợi dụng thì không tốt nhưng tận dụng vừa phải đối với các mối quan hệ để thông qua đó tìm được công việc thích hợp thì đó là điều nên làm.

| Có thể bạn quan tâm: “Kinh nghiệm sale bất động sản hay nhất cho người mới

Show ra tất cả “vốn liếng” mình có

Nói như vậy là sao? Ý nghĩa của câu nói này chính là nếu không có đủ kinh nghiệm cần thiết thì bạn cũng đừng vội buồn, vội chán nản. Hãy tận dụng hết toàn bộ kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức mà mình có để chinh phục nhà tuyển dụng nhé!

Bạn tìm được một công việc mình muốn nhưng bạn lại không có kinh nghiệm ở vị trí tương tự? Bạn rơi vào phân vân ư? Bạn tự trách bản thân hay sẽ bỏ cuộc ư? Đừng làm tất cả những việc vô ích ấy nhé!

Thay vào đó, trước khi đi ứng tuyển bạn hãy tìm hiểu kỹ về thông tin việc làm mình định apply để xem nhà tuyển dụng yêu cầu điều gì.

Tiếp đó hãy điểm lại trong đầu những công việc bạn từng làm và những kỹ năng mình đã học được nhờ vào công việc ấy để tìm ra kỹ năng gần nhất với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đó chính là tia hi vọng dành cho bạn đấy, hãy tận dụng thật tốt nhé!

Đừng bỏ qua những công việc đơn giản

Nếu bạn cứ mãi thất bại trong khi đi tìm việc thì bạn cần phải suy nghĩ lại về công việc mơ ước của bản thân. Đôi khi cách giải quyết tốt nhất lại chính là hạ thấp tiêu chuẩn của bạn xuống và tìm đến những công việc dễ dàng hơn. Có rất nhiều công việc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm mà bạn có thể lựa chọn như: bồi bàn, shipper, bán hàng…

Đừng vội coi thường những công việc có vẻ tầm thường đó nhé! Bản thân những công việc ấy cũng là một “chiến trường” thu nhỏ và người đảm nhiệm chúng cũng chính là những “chiến binh”. Họ được rèn luyện đủ mọi kỹ năng, được tôi luyện để đối đầu với khó khăn và vấn đề chẳng kém gì những người làm các công việc nghe chừng “cao siêu” khác.

Ông bà ta đã dạy “Tích tiểu thành đại”. Khi bạn chưa có đủ kinh nghiệm và khả năng để apply vào những vị trí cao cấp thì hãy chịu khó làm những công việc đơn giản và tích lũy kinh nghiệm từ đó. Rồi bạn sẽ chạm tới cái đích mà mình mong muốn, bạn không hề trì hoãn con đường thành công khi lựa chọn như vậy, chỉ là bạn đang đi trên con đường “chậm mà chắc” mà thôi!

Bài viết trên đây của Kinh Nghiệm Cho Bạn đã “bật mí” cho bạn khái niệm kinh nghiệm là gì cùng với bí quyết để xin việc khi chưa có kinh nghiệm. Hãy áp dụng ngay để tìm việc thành công nhé!

ĐÁNH GIÁ 5 SAO
Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận
0
Tôi thích suy nghĩ của bạn, hãy để lại bình luậnx
()
x